Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Đà Nẵng và những sự thật bất ngờ

Nếu như thuyền buồm thường được biết đến như một biểu tượng của sự quý tộc, sang trọng, đẳng cấp, thì những cuộc đua thuyền buồm ở khắp nơi trên thế giới đã đem đến cho loại thuyền tưởng như chỉ dành cho giới quý tộc này một vẻ đẹp khỏe khoắn, dẻo dai đến từ sức mạnh của thể thao và con người. Nếu bạn chưa biết, thì thành phố Đà Nẵng xinh đẹp của chúng ta đã từng được đăng cai tổ chức cuộc đua thuyền buồm dài nhất thế giới – Clipper Race sẽ là một thông tin vô cùng thú vị đấy.

Clipper Race – cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới

Đúng như tên gọi của mình, Clipper Race là một cuộc đua diễn ra trên đại dương giữa những chiếc thuyền buồm tràn đầy năng lượng. Cuộc đua Clipper Race đầu tiên được tổ chức bởi ngài Robin Knox-Johnston vào năm 1996. Và sau hơn 20 năm duy trì và phát triển, nó nhanh chóng trở thành cuộc đua thuyền buồm lớn nhất, khắc nghiệt nhất thế giới và ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng đến từ khắp mọi nơi.

Cuộc đua thuyền buồm lớn nhất thế giới Clipper Race

Cuộc đua thuyền buồm lớn nhất thế giới Clipper Race

Những yếu tố khiến Clipper Race được mệnh danh là cuộc đua thuyền thách thức giới hạn của con người chính là bởi thời gian cũng như quãng đường dằng dặc mà người tham gia phải hoàn thành. Di chuyển bằng thuyền buồm qua 40 nghìn hải lí, trong vòng 1 năm đã là một điều hết sức khó khăn, thì việc phải đạt được các yếu tố tốc độ, phương hướng để ganh đua lẫn nhau giữa các đội thi lại càng khiến nhiệm vụ này trở nên khắc nghiệt.

Thông thường, sẽ có tổng cộng 12 đội đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau, với tổng số thành viên khoảng 700 người tham gia thi đấu. Với tổng quãng đường rất lớn, cuộc thi được chia thành 14 chặng nhỏ. Cách tính điểm được quyết định như sau: đội về thứ nhất được 12 điểm, giảm dần 1 điểm cho mỗi vị trí và cuối cùng là điểm 1 dành cho đội về thứ 12. Kết thúc chặng đua cuối cùng, đội nào có tổng số điểm cao nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

Đà Nẵng lần đầu tham gia cuộc đua thuyền buồm lớn nhất thế giới Clipper Race

1.Hành trình của Clipper Race 2015 – 2016

Clipper Race 2015 – 2016 là cuộc đua được tổ chức lần thứ mười, diễn ra từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016. Lộ trình chinh phục biển cả của các đội tham gia sẽ là con đường nối liền các cảng: Luân Đôn(Anh), Rio de Janeiro (Brazil), Cape Town (Nam Phi), Albany – Sydney – Hobart – Airlie Beach (Úc), Đà Nẵng (Việt Nam), Thanh Đảo (Trung Quốc), Seattle (Mỹ), Panama, Derry – Londonderry (Bắc Ai-len), Den Helder (Hà Lan) và và cuối cùng quay về cảng Luân Đôn của xứ sở sương mù.

2. Lần đầu tiên Đà Nẵng đăng cai và tham gia thi đấu

Đây cùng là lần đầu tiên, Đà Nẵng tham gia vào cuộc đua này với tư cách là tổ chức đăng cai, tài trợ cho cuộc thi được diễn ra suôn sẻ. Để có được vị trí này, trước đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ đã gửi một bức thư đặc biệt đến Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland, bày tỏ nguyện vọng để Đà Nẵng được đăng cai đồng tổ chức Clipper Race – Cuộc thi đua thuyền buồm vòng quanh thế giới 2015-2016.

Cuộc đua thuyền buồm lớn nhất thế giới tại Đà Nẵng

Cuộc đua thuyền buồm lớn nhất thế giới tại Đà Nẵng

  • Xem ngay tour du lịch Đà Nẵng xem cuộc đua thuyền buồm TẠI ĐÂY

Ngoài đăng cai tổ chức, đây cũng là lần đầu tiên Đà Nẵng trực tiếp tham gia thi đấu cuộc đua này, với tên gọi Đà Nẵng – Việt Nam. Đội thi của Đà Nẵng gồm 58 thủy thủ và nữ thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm người Úc – bà Wendy Tuck. Người phụ nữ đặc biệt này đã từng làm huấn luận viên đua thuyền, đồng thời là thuyền trưởng đặc quyền của Hiệp hội du thuyền Hoàng gia Úc trong vòng một thiên niên kỉ.

3. Những thành viên trong đội đua Đà Nẵng – Việt Nam

Tham gia đội đua lần này có một người Đà Nẵng đầu tiên và duy nhất,chàng trai 29 tuổi Nguyễn Trần Minh An. Để có thể tham dự thi đấu, anh đã phải sang Australia theo lời đề nghị của Ban tổ chức Clipper Race, với mục đích rèn luyện thể lực và làm quen với áp lực thi đấu trong cuộc đua thuyền buồm ngặt nghèo nhất thế giới này.

Đội đua Đà Nẵng - Việt Nam

Đội đua Đà Nẵng – Việt Nam

Các thành viên còn lại đến từ các đất nước khác nhau như Úc, Colombia, Qatar, New Zealand, Singapore, Anh, Thụy Điển, Chile, Israel, Mexico, trải đều trong độ tuổi từ 19 đến 67.

4. Mô hình thuyền buồm khổng lồ của Đà Nẵng

Để chào mừng sự kiện này, thành phố đã xây dựng và lắp đặt một mô hình thuyền buồm khổng lồ, có kích cỡ tỉ lệ 1/4 so với con thuyền tham gia thi đấu thật. Mô hình này được đặt tại phía Tây chân Cầu Rồng (đường Bạch Đằng, TP Đà Nẵng) để mọi người có thể dễ dàng chiêm ngưỡng.

Mô hình thuyền Đà Nẵng - Việt Nam

Mô hình thuyền Đà Nẵng – Việt Nam

Mô hình lớn này bao gồm 2 bộ phận chính: thân thuyền và sóng nước bên dưới. Thân thuyền được gắn chặt vào đế, mặt ngoài áp alumin 3mm bằng các bu lông đã định vị, gắn đèn led ngoài viền. Trụ buồm cao 3,8m, trong đó cáp nhựa để neo cánh buồm và trụ buồm là 5mm, giúp mô hình đảm bảo được sự vững chắc và an toàn. Phần thứ hai là sóng nước, được làm từ xi măng và sơn màu, trong đó phần viền mềm mại, uốn lượn là do chúng được tạo nên từ các mảnh đá kích cỡ siêu nhỏ: 250x150mm. Về ban đêm, mô hình thuyền buồm độc đáo này được phát sáng nhờ hệ thống đèn led được trang bị ngoài viền và hệ thống ánh sáng hỗ trọ bên ngoài, tạo thành một điểm nhấn vô cùng đẹp mắt cho thành phố.

5. Kết quả

Cuộc thi này có quy mô vô cùng lớn, thu hút sự chú ý của truyền thông toàn cầu. Các chặng đua được truyền hình trực tiếp trên các đài truyền hình danh tiếng tầm cỡ quốc tế như BBC, CNN, Discovery, với tổng số lượt xem ước tính là 4,4 tỉ người.

Sau hơn 11 tháng lênh đênh trên sóng nước đại dương, mỗi đội đã nhận được kết quả xứng đáng với những nỗ lực của mình. Đoàn Đà Nẵng – Việt Nam xếp thứ 7 trên 12 đội tham gia – một kết quả không tồi trong lần đầu tiên tham dự. Giành giải nhất chính là đội Lmax Exchange, các thứ tự còn lại chính là:

– Derry – Londonderry – Doire

– Great Britain

– Garmin

– Qingdao

– Mission Performance

– Da Nang – Viet Nam

– Visit Seattle

– Clippertelemed

– Unicef

– Ichorcoal

– Psp Logistics

Có thể nói, đây là một trong những cơ hội quý giá để thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung cùng quảng bá hình ảnh, văn hóa đẹp đẽ của đất nước, con người Việt Nam ra khắp bốn bể năm châu. Hy vọng rằng, bạn đã nhận được những thông tin hữu ích về cuộc đua thuyền buồm quốc tế tại Đà Nẵng và sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin về giải đua thuyền lớn nhất thế giới này.